Chúng ta thường nghe nhắc đến rằng GPU là một thành phần quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc của máy tính. Thế nhưng không phải ai cũng biết GPU là gì trong máy tính, có những công dụng thế nào?

Việc xử lý phần mềm thiết kế và đồ họa game sẽ trở nên dễ dàng hơn khi có sự hỗ trợ của GPU. Với card đồ họa, người dùng có thể thoải mái tạo ra các bản thiết kế ấn tượng hay chơi game cực mượt. Để hiểu rõ chip GPU là gì mời bạn cùng cửa hàng Worklap theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

GPU là gì - Tổng quan về GPU

GPU là từ viết tắt của Graphics Processing Unit - hiểu một cách đơn giản thì nó là đơn vị xử lý đồ họa chuyên dụng, nhiệm vụ chính là tăng tốc, xử lý đồ họa cho bộ xử lý của CPU. Còn GPU sở hữu những tính năng vượt trội, vượt xa so với các trình điều khiển đồ họa cơ bản.

GPU là gì
GPU là đơn vị xử lý đồ họa chuyên dụng

GPU được sử dụng trong các hệ thống nhúng, máy tính cá nhân, điện thoại di động, máy trạm, máy chơi game… Trong máy tính laptop, một GPU có thể xuất hiện ở card đồ họa hoặc có thể được gắn trên mainboard.

Các GPU hiện đại thường có năng suất cao trong xử lý đồ họa máy tính. Với cấu trúc mang tính xử lý song song được đánh giá là rất mạnh mẽ, tốc độ xử lý dữ liệu GPU có thể tiếp nhận luồng dữ liệu lớn cùng một lúc. Điều này sẽ giúp tăng tốc của một số phần mềm tới hơn 100 lần so với một CPU.

GPU cũng là một con chip điện tử nhưng chức năng của nó được xem như một bộ vi xử lý riêng của card đồ họa. Tự nó có đủ sức mạnh và khả năng để có thể xử lý hết mọi vấn đề liên quan đến hình ảnh của máy tính laptop. Hiện nay trên thị trường có hai dòng chip đồ họa phổ biến nhất là: NVIDIA và AMD.

Hai dòng chip đồ họa phổ biến nhất là NVIDIA và AMD
Hai dòng chip đồ họa phổ biến nhất là NVIDIA và AMD

Các loại GPU phổ biến được sử dụng hiện nay

Sau khi tìm hiểu GPU là gì? Cùng Worklap tiếp tục tìm hiểu về các loại GPU được sử dụng phổ biến đó là: GPU rời và GPU tích hợp. Mỗi loại sẽ sở hữu các ưu điểm và nhiệm vụ riêng, cụ thể như sau:

GPU tích hợp

Dòng GPU tích hợp chiếm phần lớn và được sử dụng rộng rãi hơn. Loại này sẽ được nhúng vào CPU để đảm nhận nhiệm vụ thay vì đi kèm với card màn hình rời. Việc kết hợp chúng với CPU giúp giảm lượng tiêu hao năng lượng và chi phí tối ưu. Cũng nhờ đó mà hệ thống vận hành trơn tru hơn rất nhiều.

GPU tích hợp
GPU tích hợp

GPU tích hợp còn kết hợp với bộ nhớ RAM cho sức mạnh xử lý nhân đôi mạnh mẽ. Từ đó có thể xử lý tốt mọi vấn đề về hình ảnh, tốc độ phân giải được nhanh chóng hơn. Kể cả những tác vụ liên quan đến thiết kế đồ họa cũng dễ dàng hơn.

Nhờ nhiều ưu điểm của GPU tích hợp mà người dùng sẽ có được các trải nghiệm hoàn hảo nhất. Hình ảnh và các chuyển động đồ họa được hiện lên rõ nét, sống động hơn bao giờ hết.

GPU rời

Đúng với tên gọi của mình, GPU rời là con chip hoạt động riêng biệt biệt được gắn trong khe cắm PCI Express. Với các phần mềm cần nguồn tài nguyên lớn, GPU rời là lựa chọn phù hợp hơn để xử lý công việc. Loại này có thể tăng tính năng xử lý với lượng tiêu hao năng lượng và tạo nhiệt.

GPU rời
GPU rời được gắn trong khe cắm PCI Express

Vai trò của GPU trong máy tính

Trước khi có sự góp mặt của GPU thì CPU đảm nhiệm các chức năng từ các chương trình vi tính, dữ liệu vừa kiêm luôn công việc xử lý đồ họa, hình ảnh. Với một số lượng công việc quá nhiều nên CPU hoạt động theo xu hướng chia đều mức tài nguyên. Các công việc văn phòng hay công việc đồ họa đều nhận được lượng tài nguyên như nhau, vì thế các sản phẩm đồ họa có phần bị hạn chế nhiều.

GPU (bộ xử lý đồ họa) lần đầu tiên được NVIDIA giới thiệu vào ngày 31/8/1999. Kể từ đó, GPU đã nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu trong máy tính hiện đại, đặc biệt là với khả năng xử lý song song cực kỳ hiệu quả. Ban đầu, GPU ra đời để đáp ứng nhu cầu hiển thị hình ảnh chân thực hơn, mượt mà hơn – điều mà CPU thời đó chưa làm tốt. Nhưng theo thời gian, GPU ngày càng mạnh hơn, đến mức có thể xử lý cả những phép toán phức tạp và hỗ trợ lập trình, khiến nó dần vượt mặt CPU ở nhiều khía cạnh, nhất là trong các tác vụ tính toán nặng và cần băng thông bộ nhớ cao.

GPU đáp ứng nhu cầu hiển thị hình ảnh chân thực hơn
GPU cho hình ảnh mượt hơn

Từ khi GPU xuất hiện, vai trò của CPU cũng thay đổi đáng kể. Thay vì "ôm đồm" mọi thứ, CPU giờ đây chia sẻ bớt công việc cho GPU, đặc biệt là trong các tác vụ liên quan đến đồ họa. Nhờ đó, hệ thống vận hành mượt mà hơn, hình ảnh xử lý đẹp hơn, và trải nghiệm người dùng cũng được nâng tầm.

Một số ứng dụng nổi bật mà GPU đảm nhận có thể kể đến như: thiết kế đồ họa, xử lý hình ảnh, dựng mô hình 3D, làm hiệu ứng phim, hay đơn giản là chơi game với hình ảnh sống động. Thậm chí, trong một số dòng laptop hiện nay, GPU còn được tận dụng để hỗ trợ các tác vụ hằng ngày như xem phim (DXVA), duyệt web mượt hơn (HWA), hay giúp PowerPoint chạy hiệu ứng trơn tru hơn.

GPU được dùng để thiết kế đồ họa
GPU có khả năng thiết kế đồ họa, xử lý hình ảnh

GPU được dùng trong những lĩnh vực nào?

Không chỉ giới hạn ở đồ họa, GPU ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ dựng phim, thiết kế kỹ thuật, đến xử lý ảnh y khoa, trí tuệ nhân tạo, nghiên cứu khoa học hay cả thăm dò dầu khí – GPU đều góp mặt. Khả năng tính toán mạnh mẽ và khả năng xử lý song song chính là điểm mạnh giúp GPU ngày càng được ưa chuộng hơn cả CPU trong nhiều trường hợp.

GPU được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
GPU hiện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

Trong các dòng laptop mới, GPU không chỉ xử lý đồ họa mà còn hỗ trợ tăng tốc video, chuyển đổi định dạng, nhận diện hình ảnh hay thậm chí là hỗ trợ phát hiện virus. Nói cách khác, GPU đang trở thành một “trợ thủ” đắc lực trong rất nhiều lĩnh vực công nghệ.

Với sự phát triển không ngừng, tiềm năng của GPU trong tương lai vẫn còn rất lớn. Nếu bạn đang muốn hiểu rõ hơn về GPU, cách kiểm tra GPU trong máy hay chọn laptop phù hợp với nhu cầu đồ họa – đừng ngần ngại ghé Worklap. Tại đây, đội ngũ tư vấn và kỹ thuật viên luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng và tận tình nhất.