Ổ cứng hiện đại SSD cải tiến và nhiều ưu điểm khi so sánh ổ cứng truyền thống (HDD). Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi laptop tắt/mở máy nhanh, truy xuất dữ liệu hiệu quả. Thế nên nhiều người chọn cách nâng cấp lên ổ cứng SSD.

Nâng cấp thiết bị lưu trữ của laptop từ ổ cứng thông thường lên ổ cứng thể rắn là một trong những cách tốt nhất mà bạn có thể làm để tăng công năng, chất lượng hoạt động Win. Nhưng sau khi thay thế, bạn chưa biết cách cài đặt và sử dụng ổ ssd cho laptop, hãy cùng Worklap tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Sau khi bạn lắp đặt và thay thế ổ cứng SSD bằng ổ cứng HHD, bạn cần quan tâm đến truyền dữ liệu vào ổ cứng mới của bạn, để máy vẫn hoạt động như thường mà không ảnh hưởng đến các phần mềm dữ liệu có sẵn. Nào hãy cùng xem cách cài đặt và sử dụng ổ ssd cho laptop.

Tiến hành việc di chuyển những dữ liệu quang trọng cần thiết sang ổ SSD mới là cần làm ngay. Nếu bạn quyết định thay thế ổ đĩa hiện tại thì nên dùng các phần mềm di chuyển dữ liệu để di chuyển tất cả các tệp, có khi là cả hệ điều hành từ ổ đĩa hiện tại của bạn sang ổ cứng SSD mới thay thế nhằm hạn chế tối đa sự cố có thể xảy ra.

Ổ cứng SSD cao cấp dành cho laptop
Ổ cứng SSD cao cấp dành cho laptop

Những lưu ý trước khi thực hiện cách cài đặt và sử dụng ổ ssd cho laptop

Hiện tượng tĩnh điện bên trong có thể làm hỏng các phần cứng thành phần trong hệ thống win bạn đang dùng. Do đó, để các thành phần được bảo vệ không khỏi bị hư hỏng do tĩnh điện trong quá trình lắp đặt, cài đặt, bạn hãy chạm vào bất kỳ bề mặt kim loại mà không được sơn trên khung máy tính của bạn hoặc đeo dây có khả năng chống tĩnh điện ESD trước khi chạm hoặc xử lý các phần cứng bên trong.

Ngoài ra, để bảo vệ, tránh sản phẩm bị hỏng học không đáng có trên ổ SSD mới, bạn nên không chạm vào các đầu kết nối trên ổ đĩa, không được mở ổ cứng SSD mới đẻ làm gì cả bởi làm như vậy sẽ mất hiệu lực bảo hành từ hãng sản xuất. Chú ý trên cũng dùng luôn cách cài đặt và sử dụng ổ ssd cho pc.

Chuyển Win từ ổ cứng HDD sang ổ cứng SSD bằng phần mềm

Cách cài đặt và sử dụng ổ ssd cho laptop sẽ được tiến hành tiếp bằng cách chuyển win. Đầu tiên, các bạn tải phần mềm MiniTool Partion Wizard và chuẩn bị một USB boot Win để có thể vào WinPE hoặc là Mini Windows. Sau các bước chuẩn bị, chúng ta sẽ tiến hành:

Bước 1: Copy phân vùng, hay chọn là ổ C đó chứa hệ điều hành Windows từ HDD sang SDD vừa được cài đặt. Tiến hành mở phần mềm MiniTool Partion Wizard đã cài, bạn chọn chọn vào cửa sổ SSD -> bấm Delete để xóa định dạng hiện có của ổ SSD. Khi đó, trong ổ SSD sẽ có một phân vùng đang bị trống, rỗng. Để copy Win từ HDD sang SSD nhằm sử dụng hiểu quả thì các bạn thực hiện tiếp:

- Bấm chuột trái vào phân vùng ổ cứng chứa hệ điều hành Win, thường là ổ C trên HDD

- Bấm chuột trái vào Copy Partition

Lưu ý: Với các laptop hoặc PC có phân vùng đệm, dự phòng là 100Mb hoặc 500Mb thì các bạn có thể copy luôn cả phân vùng đệm này.

- Khi thấy cửa sổ bảng chọn mới xuất hiện, các bạn chọn ổ SSD -> Next đến một cửa sổ mới khác. Công việc là bạn chọn Primary trong khung Create As rồi nhấn Finish.

- Chờ trong giây lát, khi chương trình giao diện chính trở lại ban đầu các bạn bấm Apply để thực hiện tiếp tục copy phân vùng chứa ổ C từ HDD sang SSD. Các bạn chờ tới khi copy được hoàn thiện, màn hình có cửa sổ mới thì chọn OK

Tháo lắp máy tính để thay ổ cứng SSDTháo lắp máy tính để thay ổ cứng SSD

Bước 2: Tiếp theo, các bạn sẽ tùy chỉnh để cho phân vùng chứa Win 7, 8, 10 trên SSD xuất hiện

Vẫn ở giao diện MiniTool Partion Wizard các bạn dùng phải chuột lên phân vùng chứa Win và thao tác 4 điều sau:

- Bạn chọn Change Letter

- Trong khung vừa xuất hiện New Drive Letter chọn tên cho ổ cứng, có thể tự đặt tên, chọn Ok và cuối cùng, chọn Apply

Bước 3: Nạp MBR cho ổ SSD và tùy chỉnh file BCD

- Hướng dẫn nạp MBR cho SSD

Để nạp MBR cho ổ cứng SSD thì các bạn phải mở BOOTICE chương trình lên và thực hiện:

+ Bấm chuột tráivào ổ SSD trong khung Destination Disk xuất hiện

+ Bấm chuột phải vào Process MBR

+ Bạn chọn tích vào mục Windows NT 5.x / 6.x MBR, rồi chạy Install/Config, chọn tiếp Windows NT 6.x MBR. Nhấn Ok để hoàn tất quá trình nạp MBR cho ổ cứng.

Thông qua phần mềm, cài đặt ở cứng SSDThông qua phần mềm, cài đặt ở cứng SSD

- Tùy chỉnh file BCD

Các bạn thực hiện như sau tại giao diện chính của BOOTICE:

- Chọn thẻ BCD trên giao diện

- Tại nút ba chấm thêm các bạn bấm chuột vào rồi tìm 1 đường dẫn đến file BCD

- Khi cửa sổ Open, các bạn chuột trái ổ chứa Win trên SSD và tìm tới thư mục Boot -> file BCD và chuột trái vào file

- Tiếp đó chọn Easy mode để đi đến cửa sổ tùy chỉnh

- Tại cửa sổ mới xuất hiện, mục Disk chọn đúng tên và địa chỉ ổ SSD, mục Partition phân vùng chứa Win trên SSD chọn đúng rồi bấm nút Save current system. Cửa sổ cuối cùng xuất hiện, các bạn chỉ cần bấm ok để hoàn tác.

- Cuối cùng chọn Save Globals là đóng và lưu.

Worklap cung cấp cách cài đặt và sử dụng ổ ssd cho laptop và pc trên đây. Thực sự không quá đơn giản, nếu có thắc mắc xin gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hy vọng các bạn hài lòng với cách cài đặt và sử dụng ổ ssd cho laptop trên đây.